7 cách chăm sóc răng sữa chuẩn không cần chỉnh - NHA KHOA PLAN

Khuyến mãi

Trang chủ » 7 cách chăm sóc răng sữa chuẩn không cần chỉnh
7 cách chăm sóc răng sữa chuẩn không cần chỉnh
23/06/2022 / Quản trị viên / Khuyến mãi

7 cách chăm sóc răng sữa chuẩn không cần chỉnh

Có vẻ như bộ răng sữa của trẻ em ít được quan tâm, bởi đa số phụ huynh cho rằng, răng sữa chẳng đóng vai trò gì quan trọng, răng sữa rồi cũng sẽ thay thôi mà! Có thật sự vậy không? Thực tế răng sữa phát triển làm tiền đề cho răng vĩnh viễn sau này. Vì vậy chăm sóc răng sữa cho bé vô cùng quan trọng! Cùng nha khoa BF tìm hiểu cách chăm sóc răng sữa nhé!

Hành trình của chiếc răng sữa

Những chiếc răng đầu đời đã nằm dưới lớp nướu và trồi lên khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Cho đếnn khi 30 tháng tuổi, hầu hết các bé đã có đầy đủ 20 chiếc răng. Thời gian có thể xê xích vài tháng nhưng bố mẹ đừng quá lo lắng nhé. Điều này không đáng kể và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này đâu.

Sơ đồ hình thành răng sữa

Khi bé được 5 – 6 tuổi thì sẽ bắt đầu quá trình thay răng. Răng sữa dần lung lay, rụng đi và từ vị trí đó sẽ được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Giai đoạn này bé vừa có răng sữa lẫn răng vĩnh viên nên được gọi là giai đoạn răng hỗn hợp. Có điều cần lưu ý là cũng trong giai đoạn này, bé sẽ mọc răng hàm bên trong. Chiếc răng hàm đầu tiên là răng số 6, đây là răng vĩnh viễn, không phải là răng sữa đâu nhé! Phụ huynh thường nhầm lẫn đây là răng sữa nên có phần lơ là trong quá trình chăm sóc. Nhiều bé bị sâu, bể răng và cối cùng là mất răng sớm, rất đáng tiếc.

Toàn bộ quá trình thay răng sữa diễn ra và chấm dứt khi bé được 12 tuổi. Giai đoạn này hầu hết các bé đã có đủ 28 chiếc răng. Nếu răng các bé gặp các vấn đề như thưa, hô, móm, lệch lạc, khấp khểnh. Ba mẹ có thể tham khảo phương pháp niềng răng để chỉnh nha cho bé.

Sau giai đoạn này, cho đến khi trường thành từ 17 – 25 tuổi, các thanh niên của chúng ta sẽ còn mọc thêm 4 chiếc răng hàm cuối cùng đó chính là  răng khôn.

Răng khôn mọc ở độ tuổi 17  -25

Vậy vai trò của răng sữa là gì?

Ngoài việc giúp các bé ăn nhai, răng sữa còn có vai trò quan trọng, góp nhiều công sức trong quá trình phát triển hệ răng hàm mặt của trẻ:

  • Chức năng trong hệ tiêu hóa: nhờ vào những chiếc răng sữa, bé có thể cắn xé, nhai, nuốt và thưởng thức hương vị của thức ăn. Nếu đồ ăn không được nghiền nhỏ, bé sẽ có nguy cơ bị đau bao tử, sụt cân, suy dinh dưỡng.
  • Phát âm: quá trình phát âm đòi hỏi sự kết hợp giữ môi, răng và lưỡi. Vì thế các bé còn quá nhỏ, chưa mọc đủ răng sẽ khó phát âm âm “th”, “ph”. Không nói chuyện được tròn, vành, rõ chữ. Vì thế trong giai đoạn thay răng, các bé thay răng cửa cũng sẽ gặp khó khăn khi nói đấy. Mọi người đừng cười bé nhé!
  • Thẩm mỹ: đây là chức năng lớn quan trọng không kém bên cạnh việc ăn nhai. Các mẹ có đồng ý rằng những chiếc răng sữa vô cùng đáng yêu phải không nào!
  • Kích thích sự phát triển xương hàm – sọ mặt: chính hoạt động nhai của bé giúp kích thích sự phát triển cân đối của hệ thống xương hàm – sọ mặt
  • Giữ khoảng cho răng vĩnh viễn: mỗi chiếc răng sữa ngoài chức năng nhai còn có 1 vai trò rất quan trọng là giữ khoảng, hướng dẫn cho các răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn, đúng chỗ trên cung hàm. Nếu để mất răng sữa quá sớm khi chưa đến đúng thời điểm thay răng, sẽ khiến cho các răng vĩnh viễn sau này mọc lộn xộn, chen chúc trên cung hàm.

Cách bảo vệ và chăm sóc răng sữa

Chải răng cho bé

Ngay từ khi bé chưa mọc chiếc răng nào. Các mẹ hãy dùng gạc mỏng, hoặc bông gòn thấm nước muối sinh lý và thoa lên nướu, lưỡi của bé. Và khi bé được 6 tháng tuổi, mọc những chiếc răng đầu tiên hãy cho bé làm quen với bàn chải. Đánh răng cho bé bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn. Lượng kem đánh răng bằng một hạt đậu là vừa đủ. Cách chải răng cho bé cũng rất đơn giản:

  • Dùng bàn chải đánh răng theo vòng tròn từ trong ra ngoài
  • Để nghiêng bài chải 45 độ, đánh về phía mặt nhai, chải khoảng 5 – 6 lần cho mỗi vị trí
  • Cuối cùng hãy làm sạch cả mặt lưỡi
  • Dùng kem đánh răng chứa flour giúp răng bé chắc khỏe hơn

Thực hiện chế độ ăn hợp lý

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường như bánh, kẹo vì dễ gây sâu răng
  • Mẹ cần tập dần bỏ thói quen bú bình ban đêm. Điều này sẽ khiến răng bé dễ bị sâu hơn, thậm chí dẫn đến tình trạng đa sâu răng

Tập thói quen thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần

  • Làm quen cho trẻ đến nha khoa ngay khi mọc những chiếc răng đầu tiên
  • Không dùng hình tượng Bác sĩ nhổ răng, Bác sĩ lấy cây kim chích đau… đề hù doạn. Làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ nhỏ

Cám ơn quý khách đã dành thời gian tham khảo bài viết “7 cách chăm sóc răng sữa chuẩn không cần chỉnh”. Nếu có thêm thắc mắc xoay quanh cách chăm sóc răng sữa, đừng ngần ngại trao đổi với các chuyên gia Răng Hàm Mặt qua hotline 089 6412 986. Hoặc trao đổi trực tiếp tại ĐÂY.

Chia sẻ:
Đăng kí tư vấn nhanh

Có một hoặc nhiều mục nhập có lỗi. Vui lòng kiểm tra và thử lại.

  • Mục này là bắt buộc.
  • Mục này là bắt buộc.