8 BỆNH LÝ NHA KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ - NHA KHOA PLAN

Tin tức

Trang chủ » 8 BỆNH LÝ NHA KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
8 BỆNH LÝ NHA KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ
20/05/2019 / Quản trị viên / Tin tức

8 BỆNH LÝ NHA KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

Cha mẹ cần nắm các bệnh lý nha khoa thường gặp ở trẻ để có thể chủ động điều trị cho con. Răng sữa quan trọng, và là tiền đề cho răng vĩnh viễn. Cần giữ gìn từ khi mới mọc.

1. BỆNH LÝ NHA KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ: SÂU RĂNG

sâu răng

 

(Sâu răng sữa sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này)

– Tác hại:

Sâu răng là quá trình vi khuẩn hình thành qua mảng bám trên răng và ăn mòn men răng, sau đó đến tủy răng khiến bé đau nhức, và có thể bị sốt. Và sâu răng sữa sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

– Biểu hiện:

Răng hình thành các lỗ ố màu, từ nhỏ rồi phát triển lớn dần, vỡ răng từng mảng, và mất thân răng. Bé đau răng thường xuyên, hay viêm lợi, thậm chí sốt.

– Nguyên nhân:

Vệ sinh răng miệng không tốt, ăn nhiều chất có đường.

– Giải pháp:

Tùy vào độ tuổi và tình trạng của bé mà có thể có các phương án: Điều trị răng sữa bị sâu không trám, trám răng sữa bị sâu, hoặc nhổ răng sữa bị sâu

– Phòng ngừa:

Chủ động và tập cho bé vệ sinh răng miệng tốt, hạn chế các thực phẩm như kẹo, đồ ngọt.

2. BỆNH LÝ NHA KHOA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ: SÚN RĂNG

trẻ bị sún răng sữa

 

(Sún răng làm bé đau nhức, biếng ăn và ảnh hưởng đến quá trình thay răng (**))

– Tác hại:

Khi răng sún bị mòn dần, tủy sẽ bị hở, ngà răng sữa bị lộ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và đau nhức khi ăn uống. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm bé dễ quấy khóc, biếng ăn.

Ngoài ra, khi răng của bé bị mòn do sún, đặc biệt là răng cửa, bên cạnh sự mất thẩm mỹ thì nghiêm trọng hơn là trẻ có nguy cơ bị nói ngọng.

Đặc biệt, việc bị sún răng có thể sẽ làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn đến những sai lệch của răng vĩnh viễn về sau

– Biểu hiện:

Bệnh sún răng biểu hiện ở nhiều cấp độ với tình trạng khác nhau. Có thể bị mòn răng dần về phía chân răng, từ rìa cắn, hoặc từ các mặt bên của răng hoặc từ cổ răng. Răng cứ bị mòn, mẻ, vỡ và đen dần đến khi chỉ còn chân răng sát nướu.

– Nguyên nhân:

Việc ăn uống và chế độ vệ sinh hàng ngày chưa đảm bảo, không đủ làm sạch mảng bám thức ăn trên răng. Bé ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột nhiều lần trong ngày và không được làm sạch ngay sau đó khiến cho vi khuẩn luôn có cơ hội tấn công men răng.

– Giải pháp:

Tùy vào độ tuổi và mức độ sún răng mà có thể: Điều trị răng sún không nhổ hoặc nhổ răng sún

– Phòng ngừa:

+ Nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi để tránh hiện tượng thiếu canxi dẫn đến yếu răng ở trẻ.

+ Nên tránh cho trẻ ăn đồ ngọt thường xuyên, tránh các bữa ăn đêm cho bé, hoặc nếu phải ăn tối thì nên ăn sớm hơn, sau khi ăn nên vệ sinh răng ngay cho bé.

+ Hãy chú ý đến vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi bé chuẩn bị mọc răng sữa. Dùng gạc mềm để chải nướu khi trẻ còn quá nhỏ.

+ Trước tiên nên giúp bé chải răng rồi hướng dẫn bé tự đánh răng nhưng luôn phải theo để bé chải răng thật sạch. Dùng loại kem thích hợp, có chứa thành phần fluor tương ứng.

+ Sau mỗi bữa ăn nhẹ, bạn nên cho bé uống chút nước để súc miệng.

+ Kháng sinh chính là thủ phạm chính gây vàng răng, xỉn răng mà sau này có muốn tẩy trắng cũng không thể được. Do đó, tốt hơn là không nên cho bé uống các loại thuốc kháng sinh một cách tùy tiện.

3. VIÊM LỢI VÀ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG

– Tác hại:

Phần lợi sưng tấy, có thể chảy máu và làm bé biếng ăn, hoặc có thể gây sốt. Viêm lợi tiến triển sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng của bé, ảnh hưởng đến thể chất và thẩm mỹ của bé sau này

– Biểu hiện:

Phần lợi sưng tấy đỏ, nặng thì có thể hình thành mủ và gây sốt.

– Nguyên nhân:

Mọc răng, mảng bám, chấn thương là những nguyên nhân hàng đầu khiến.

– Giải pháp:

Khi bé bị viêm lợi, cha mẹ cần chú ý tới khẩu phần ăn hằng ngày của bé cũng như cho trẻ kiểm tra răng miệng định kỳ, nếu bị viêm nặng hoặc thường xuyên thì cần đưa đến Nha sĩ. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần vệ sinh tiệt trùng bình sữa, núm vú, ti giả sau mỗi lần bé sử dụng cũng như khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần.

– Phòng ngừa:

Vệ sinh răng miệng cho bé và tập cho bé ý thực vệ sinh răng miệng tốt, hạn chế ngâm các vật có thể gây tổn thương lợi.

4. RĂNG XÔ LỆCH

bệnh lý nha khoa thường gặp ở trẻ răng mọc lệch

 

(Răng xô lệch ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ răng và cuộc sống của bé khi trưởng thành – Niềng răng cho bé càng sớm càng hiệu quả cao và tiết kiệm)

– Tác hại:

Đây là vấn đề thực sự đáng lo của bé và ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của răng sau này: răng có thể bị các vấn đề: mọc lộn xộn, răng khểnh, mọc chìa, mọc lệch, hô hoặc móm răng cửa, răng kích thước không đều…

– Biểu hiện:

Chân răng mọc lệch ra ngoài cung hàm, hướng răng không thẳng đứng,

– Nguyên nhân:

Do cung hàm quá hẹp, răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ, do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng, hoặc do răng sữa nhổ muộn làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch, hoặc một số thói quen xấu của bé khiến răng xô lệch: mút ngón tay, ngâm ti giả, thè lưỡi thường xuyên…

– Giải pháp điều trị:

Đưa trẻ đến các Nha khoa uy tín để khám và thực hiện điều trị chỉnh nha theo phác đồ của Bác sĩ:

+ Thời điểm niềng răng tốt nhất là khi bộ răng vĩnh viễn mới hoàn thiện (từ 11- 12 tuổi), niềng càng sớm hiệu quả càng cao, chi phí càng giảm.

+ Thời điểm khám tốt nhất để niềng răng là từ 7 – 8 tuổi. Nếu phát hiện con mình có biểu hiện của việc răng mọc lệch (răng sữa mọc lộn xộn, hoặc các răng cửa vĩnh viễn mọc lệch) thì nên đưa bé đi khám ngay và thực hiện các điều trị và theo dõi tiền chỉnh nha. Hoặc một số trường hợp có thể niềng răng luôn vào thời điểm này.

– Phòng ngừa:

Đưa trẻ đi khám nha định kỳ hoặc thấy bé có biểu hiện của việc răng mọc lệch thì cần đến các Nha khoa uy tín để khám và điều trị sớm. Giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu làm xô lệch răng

5. RĂNG THƯA

 

(Niềng răng thưa cho trẻ – Càng sớm càng hiệu quả cao và tiết kiệm)

– Biểu hiện:

Xuất hiện các khe hở giữa các răng, đặc biệt là răng cửa.

– Nguyên nhân:

  • Thiếu răng do thiếu mầm răng
  • Kích thước răng bất thường, có những răng nhỏ do đó, tạo nên chỗ trống trên cung hàm
  • Răng mọc lệch: Khi có những răng mọc lệch thì sẽ có sự dư thừa về chỗ trống trên cung hàm ở các răng khác.
  • Răng thừa: Răng thừa cũng gây nên tình trạng thưa răng, bời chân của răng thừa thường không nằm trên cung hàm nhưng lại có chân nằm sát chân răng trên cung hàm và gây áp lực khiến chân răng này di chuyển tạo nên chỗ trống.
  • Bệnh lý răng miệng của trẻ: Răng sâu, răng sún…trong thời gian răng sữa đều có ảnh hưởng nhất định đến răng vĩnh viễn

– Điều trị:

Cũng như răng xô lệch, Cha Mẹ cần đưa trẻ đến Nha khoa để khám, theo dõi và điều trị chỉnh nha từ sớm.

6. GÃY RĂNG

– Tác hại:

Viêm tủy răng, răng vỡ dần và rụng răng sớm, việc ăn uống gặp khó khăn

– Nguyên nhân:

Do tác động ngoại lực khi bé hoạt động và một phần do răng bị thiếu canxi, thiếu sản men răng.

– Giải pháp:

Có thể trám răng gãy của bé hoặc có thể phải chữa tủy nếu việc gãy răng ảnh hưởng đến tủy.

– Phòng ngừa:

Đảm bảo dinh dưỡng đủ canxi cho bé, căn dặn và trông bé kỹ hơn trong các hoặt động vui chơi giải trí

7. THIẾU SẢN MEN RĂNG

– Tác hại:

Dẫn đến sâu răng, vỡ răng dần, mất răng

– Biểu hiện:

Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.

– Nguyên nhân:

Men răng được kiến tạo bởi thành phần chính là canxi và fluor. Ngay khi mọc răng, canxi và fluor sẽ được nạp vào cấu trúc của răng để tạo thành men răng. Fluor tiếp tục bồi đắp từ bên ngoài nhờ việc chúng ta uống, bôi hoặc đánh răng, súc miệng nước có chứa Fluor. Khi có sự thiếu hụt hoặc xáo trộn của 2 chất này, răng sẽ bị thiểu sản men răng.

Từ 2 nguồn cung cấo bên ngoài và bên trong, chúng ta có thể xác định nguyên nhân cụ thể của bệnh này. Khi mang thai bà mẹ không ăn uống và bổ sung đủ 2 chất này khiến trẻ sinh ra bị thiếu canxi và fluor. Nguyên nhân thứ hai là do không vệ sinh và chải răng đúng cách làm mòn men răng. Sau đó, lại không bổ sung fluor từ bên ngoài thông qua các sản phảm dùng hàng ngày như kem đánh răng, nước súc miệng, nước uống,

– Giải pháp:

Xử trí bổ sung canxi và trám răng nếu thiếu sản men răng thân trên

– Phòng ngừa:

Mẹ mang thai cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong đó có canxi và flour, ngoài ra, bổ sung Canxi và fluor đầy đủ cho bé trong quá trình phát triển.

8. THAY RĂNG SỮA

Một số vấn đề về thay răng sữa mà Cha mẹ cần lưu ý:

  • Răng sữa cửa bé bắt đầu thay từ khi bé được 5 đến 6 tuổi và kết thúc vào khoảng 11 đến 12 tuổi
  • Thứ tự thay răng sẽ gần giống thứ tự mọc răng sữa: răng mọc trước sẽ thay trước
  • Biểu hiện của thay răng sữa là răng sữa bắt đầu lung lay dần, khi răng sữa rụng thì răng vĩnh viễn mọc lên
  • Răng sữa bị sâu, bị sún, rụng quá sớm hoặc phải nhổ sớm, mọc lệch….đều ảnh hưởng đến sự xô lệch và phát triền của răng vĩnh viễn.
  • Răng sữa thay chậm: Răng sữa không chịu lung lay khi bé đến tuổi thay răng sữa sẽ làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch
  • Khi bé có bất thường về răng sữa hay bệnh lý răng sữa cần đưa bé đến Nha khoa uy tín để khám, theo dõi và điều trị sớm để bé có hàm răng vĩnh viễn khỏe và đẹp.

Cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết. Hy vọng “8 bệnh lý nha khoa thường gặp ở trẻ” đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích. Để biết thêm chi tiết bệnh lý nha khoa thường gặp ở trẻ của con em bạn, vui lòng liên hệ nha khoa B.F.Dentistry:

nha khoa bf

𝐁.𝐅.𝐃𝐄𝐍𝐓𝐈𝐒𝐓𝐑𝐘
Website: nhakhoabf.com
𝐏𝐡𝐮 𝐌𝐲 𝐇𝐮𝐧𝐠 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐜𝐡:
Address: 155 Pham Thai Buong, Tan Phong Ward, District 7
Hotline: (028) 5412 8111
Kakaotalk ID: bfdentistry
𝐓𝐡𝐚𝐨 𝐃𝐢𝐞𝐧 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐜𝐡:
Address: 186B Nguyen Van Huong, Thao Dien Ward, Thu Duc City
Hotline: (028) 7309 0899
Kakaotalk ID: bfdentistry2
𝐇𝐮𝐲𝐧𝐡 𝐓𝐚𝐧 𝐏𝐡𝐚𝐭 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐜𝐡:
Address: 837 Huynh Tan Phat, Phu Thuan ward, District 7
Hotline: 089 6412 986
Chia sẻ:
Đăng kí tư vấn nhanh

Có một hoặc nhiều mục nhập có lỗi. Vui lòng kiểm tra và thử lại.

  • Mục này là bắt buộc.
  • Mục này là bắt buộc.